BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG VHVN, TDTT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÙNG ẢNH HIỆN NAY

Thứ hai - 30/10/2017 21:04 | Số lần đọc: 383
Có thể nói, đối với mỗi trường học đều có các hoạt động phong trào, trong đó có phong trào dạy học và phong trào văn nghệ thể dục thể thao. Hai hoạt động này luôn song hành với nhau, không thể tách rời bởi hoạt động văn nghệ thể dục thể thao nó tác động đến hoạt động dạy học, làm cho học sinh có tinh thần thoải mái hơn và hứng thú hơn nhằm thúc đẩy việc dạy học trong nhà trường nâng cao được chất lượng. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng về hoạt động VHVN-TDTT, những năm qua việc dạy học cho Nhà trường đã chú trọng vào tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghê - thể dục, thể thao và đạt được những kết quả tích cực giúp cho học sinh phát triển một cách toàn diện cả về “đức, trí, thể, mĩ” . các em biết yêu cái hay, cái đẹp, biết tôn trọng, quý trọng sức khỏe, biết đề cao tinh thần và biết yêu thương con người, biết bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên và môi trường.
Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động, cũng có một số cá nhân chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao có ý kiến còn cho rằng nhiệm vụ của mình là chỉ dạy học, còn các hoạt 
động khác là việc của Nhà trường, do đó chưa có sự vào cuộc một cách toàn diện của tập thể trong vấn đề này.
Thực tế cho thấy, đối với học sinh Tiểu học, các em chưa được phát triển một cách toàn diện nhưng tính cách lại rất hiếu động, điều kiện và hoàn cảnh của nhiều em còn khó khăn, nhất là đối với các em gia đình ở nông thôn, ngoài việc đi học, các em còn phải giúp bố mẹ làm mọi việc trong gia đình, do đó nhiều em có năng khiếu bẩm sinh về ca hát về TDTT những không có thời gian để hoạt động. Vì vậy Nhà trường chính là môi trường sinh động nhất để các em phát huy được năng khiếu, sở trường trong hoạt động của mình.
Để nâng cao chất lượng hoạt động VHVN, TDTT trong Nhà trường góp phần hoàn thiện nhân cách cho mỗi học sinh, cần phải có sự đồng bộ các giải pháp, trong đó, cần tập trung vào một số biện pháp sau đây:
Một là, phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mỗi thầy cô giáo và học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động VHVN, TDTT trong Nhà trường.
Việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mỗi tập thể và cá nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo sự thống nhất về nhận thức, vì có nhận thức đúng mới hành động đúng. Trong hoạt động VHVN, TDTT của nhà trường cũng vậy, nếu mỗi thầy cô và các em có nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng thì hoạt động VHVN, TDTT có sức lan tỏa lớn, nó khoogn chỉ dừng lại ở các phong trào tự phát mà trở thành một phong trào tự giác để  có sức lan tỏa trong toàn trường thậm chí là đến cha, mẹ học sinh.
Hai là, cần có sự quan tâm đúng mức đối với hoạt động VHVN, TDTT của các lực lượng trong toàn trường
Cùng với các hoạt động dạy học, cấp ủy, chi bộ, BGH Nhà trường cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc hoạt động VHVN, TDTT, coi đây là tiêu chí để lãnh đạo tổ chức thực hiện của năm học.
Bên cạnh đó cần có sự đầu tư cơ sở, vật chất phục vụ cho các hoạt động này trong điều kiện Nhà trường có thể đáp ứng, đây là điều kiện cơ bản để cho các em luyện tập hiệu quả.
Ba là, Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động dạy học và hoạt động VHVN, TDTT
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy hoạt động VHVN, TDTT của Nhà trường nói chung và của lớp học nói riêng, bởi GV CN là người trực tiếp giảng dạy nắm và quản lý chất lượng của học sinh và là người hiểu biết mọi tâm tư, tình cảm của học sinh để định hướng cho các em hoạt động.
          Bằng nhiều hình thức hoạt động đa dạng và phong phú như: Tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy học lồng ghép các trò chơi có ý 
nghĩa phát triển về trí tuệ, thể lực cho học sinh, đưa các bài hát vào trong thời gian 
chuyển tiết thông qua đó giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. 
Thông qua các tiết học Âm nhạc, Thể dục để phát hiện bồi dưỡng kịp thời những HS có năng khiếu.
          Tổ chức các hội thi, hội diễn trong nhà trường để các em bước đầu làm quen 
với luật thi, cách thi, cách tiếp cận sân khấu, cách chào và giới thiệu để các em ổn 
định về tâm lý trong khi thi cũng như trong giao tiếp. 
       Tổ chức các tiết hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, cho học sinh 
trả lời những câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của các bài hát, bài thể dục
Tổ chức vui chơi trong các tiết sinh hoạt tập thể như thi hát liên khúc, thi hát dân ca, hát nối tập thể
Hằng ngày mở các bài hát thiếu nhi trước giờ học và trong giờ ra chơi cho 
học sinh nghe và cảm nhận về lời của bài hát. Tập một số bài thể dục nhịp điệu để kích thích HS trong học tập.
Bốn là, cần phát huy sở trường năng khiếu của các em
Đây là biện pháp hết sức quan trọng, mỗi em sinh ra và trưởng thành đều có tố chất và năng khiếu, do đó cần khuyến khích, phát huy những cái các em đã có sẵn. Coi đây là những hạt nhân nồng cốt trong hoạt động VHVN, TDTT của Lớp và của nhà trường. Bên cạnh đó cần kịp thời biểu dương, khen thưởng các em có thành tích xuất sắc trong hoạt động, đây là động lực giúp các em phát triển. Đối với các em còn rụt rè cần gần gũi, động viên có thể phối hợp với phụ huynh giúp các em hòa nhập vào hoạt động chung của lướp và của nhà trường.

Tác giả bài viết: Cao Vân

Nguồn tin: Trường Tiểu học Tùng Ảnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn