Một số biện rèn kĩ năng nói cho học sinh Tiểu học

Thứ ba - 30/01/2018 02:51 | Số lần đọc: 369
- Chúng ta biết rằng Nghe - Nói - Đọc - Viết là bốn kĩ năng ngôn ngữ cần phải được rèn luyện và diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Chúng vừa là phương tiện và cũng là mục đích của việc học bộ môn này.
- Trong những năm qua, bước đầu chúng ta đã áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh nhằm giúp học sinh nắm được cách học một cách chủ động, tích cực và đáp ứng được yêu cầu là học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học vào các hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả hơn.
- Qua nhiều năm dạy tiếng Anh cùng với sự trải nghiệm bản thân tôi đã vận dụng một số phương pháp trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp. Tăng cường thời lượng thực hành như: nói, hoạt động giao tiếp của học sinh trong giờ học là điều cần thiết.
*Rèn luyện phát âm cho học sinh:
- Trong quá trình học ngoại ngữ, muốn người khác hiểu nội dung mình nói gì trong khi giao tiếp bằng tiếng Anh, học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Với học sinh vùng nông thôn do không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, ít nghe băng đĩa tiếng Anh nên có xu hướng phát âm tiếng Anh theo cách Việt hoá. -Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên tiếng Anh phải phát âm thật chuẩn để các em bắt chước và đây là một trong những yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe-nói, giáo viên kiên trì luyện tập phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng.
Một số trường hợp khó khi phát âm và một số cách để phát âm đúng
- Tập cho các em thói quen đọc nối:
VD:    It’s  a pen.                 
•           It is a book.               
•           There is a cloud.        
•           Look at him.
- Cần chú ý luyện tập cho các em cách phát âm có các âm cuối như:
+ bat
+ notebook
- Đối với hình thức số nhiều (plural) cần luyện tập cho các em phát âm:
–+ s là /s/ khi đứng sau phụ âm vô thanh như: casettes, kites, notebooks
–+ s phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh như:
–robots, bats, tables
–+ s phát âm là /iz/ khi đứng sau những âm như: -s-, -z-, -sh-,-tch
    VD: pencil cases
         - Ngoài ra,một số âm rất khó phát âm,ngay cả với học sinh nhỏ bản ngữ
         + Âm /r/  là âm khó ,học sinh chú ý môi thầy cô,chu môi ra sau đó mở   
          tròn  miệng: r r r
         + Âm /th/ chỉ cho học sinh đạt lưỡi giữa hai hàm răng.Chú ý cắn nhẹ đầu   lưỡi khi đọc âm này. VD: this, they, these
         + Âm /l/ bắt đầu đặt đầu lưỡi đằng sau răng trên
   - Cần chú ý: dấu nhấn (Stress), nhịp điệu (Rhythm), ngữ âm, ngữ điệu (Intonation) là những yếu tố quan trọng trong khi nói Tiếng Anh. Nó giúp người nghe dễ hiểu nội dung cuộc nói chuyện.
        + Có ba mức độ nhấn: nhấn chính (The Primary Stress), nhấn phụ (The Secondary Stress), không nhấn (The None- Stress). Thông thường trong Tiếng Anh, dấu nhấn chính thường đặt vào những từ mang ý nghĩa nội dung quan trọng trong câu.
        + Âm điệu, ngữ điệu: thường lên giọng ở cuối câu hỏi Yes-No và hạ giọng ở câu hỏi Wh-questions.
       Trong quá trình dạy, nếu một HS gặp khó khăn khi phát âm một yếu tố nào đó, GV không nên bắt HS đó đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần mà nên yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó học sinh tiếp tục luyện đôi và khi đó giáo viên có thể tiếp tục giúp đỡ những học sinh khó khăn.
Luyện tín hiệu ngôn ngữ:
- Phù hợp với cuộc nói chuyện, thể hiện sắc thái biểu cảm (vui, buồn, ngạc nhiên, tò mò…)
- Đủ âm lượng (cường độ, cao độ…) giọng điệu gây sự chú ý, gây cảm tình với người đối diện.
- Bỏ thói quen xấu thông thường trong khi nói (ờ….à…).
Tổ chức hoạt động theo cặp- nhóm:
- Đây là hoạt động đắc lực và lý tưởng nhất trong quá trình luyện nói.
- Tất cả học sinh sẽ được làm việc cùng một thời gian.
- Giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề.
- Học sinh học tập lẫn nhau trong quá trình luyện tập, đó là cơ hội để chia sẻ thông tin và hỏi những điều mình chưa rõ, đồng thời người thầy cũng dễ dàng
kiểm soát học sinh bắng cách đi đi lại lại trong lớp, lắng nghe và can thiệp khi cần thiết.
      * Chú ý: Vấn đề được đặt ra của giáo viên phải có nội dung kiến thức tương đồng nhau giữa các nhóm và việc quán xuyến của giáo viên trong quá trình hoạt động nhóm.
     Như đã nêu trên, môn Tiếng Anh có một vị trí và vai trò quan trọng đối với chương trình giáo dục phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng và thực sự nó không còn xa lạ, cách biệt với học sinh cấp tiểu học Vì vậy,khi dạy học môn này ở cấp tiểu học, GV biết lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp cho học sinh tiếp cận và bước đầu sử dụng ngôn ngữ thứ hai thật chuẩn và chính xác, tạo tiền đề cho những lớp học, cấp học sau này được tốt hơn.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mai Thủy

Nguồn tin: Trường Tiểu học Tùng Ảnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn