BÀI TẬP CUỐI TUẦN

Chủ nhật - 15/01/2017 08:05 | Số lần đọc: 763
Bài tập cuối tuần
Môn Toán:
 Bài 1 : Điền số thích hợp vào chỗ trống :
 237,6 + 89,59 =      ………………           27,89 + 76,8 =   ……………
 0,87 + 2,7 + 0,98 = ……………       287 + 6,84 + 97,08 = …………… Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a) 37,86 + 43,9 + 62,14
b) 34,57 + 6,8 + 65,43 + 3,2
Bài 3 : Tìm một số biết rằng nếu ta mang số đó nhân với 3 rồi trừ đi 2,36, bớt đi một nửa chỗ còn lại thì được 16,82.
Bài 4 : Hai công nhân dệt trong 3 ngày được 20 sản phẩm. Hỏi 6 công nhân như vậy dệt trong 6 ngày thì được bao nhiêu sản phẩm ? Đáp số :  Bài 5 : Một đội công nhân có 3 người làm 9m đường trong 25 ngày sẽ xong. Nếu đội công nhân đó có 5 người và phải làm 18m đường thì phải hết bao lâu ? (biết rằng năng suất lao động của mỗi công nhân là như nhau)
Bài 6 : Để đánh số trang một quyển sách người ta phải dùng 522 chữ số. Hỏi quyển sách đó dày bao nhiêu trang ?
 
Môn Tiếng Việt
 Bài 1 : a. Chọn từ thích hợp (dải lụa, thảm lúa, thấp thoáng, trắng xóa, kì vĩ, trùng điệp) điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau :
Cảnh đẹp Quảng Bình
Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên …………… : phía tây là dãy Trường Sơn………………………, phía đông nhìn ra biển cả, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu diệp lục. Sông Ròn, sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như những ………………… vắt ngang giữa .. .………………… vàng rồi đổ ra biển cả. Bờ biển Quảng Bình có nhiều bãi tắm đẹp. Ngoạn mục nhất có lẽ là bãi tắm Đá Nhảy nằm ngang chân đèo Lí Hòa, điểm giao hòa giữa núi và biển. Từ trên đèo nhìn xuống, ta có cảm tưởng như núi mẹ, núi con đang dắt nhau ra tắm biển. Còn biển thì suốt ngày tung bọt …………………….. , kì cọ hàng trăm mỏm đá nhấp nhô………………………. dưới rừng thùy dương, bãi cát vàng chạy dài hàng cây số.
b. Tìm và gạch chân những từ ngữ chỉ thiên nhiên, những từ thể hiện phép so sánh, phép nhân hóa trong hai đoạn văn hoàn chỉnh trên.
c. Dựa vào bài : Cảnh đẹp Quảng Bình ở trên, hãy viết đoạn văn tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
Bài 2 : Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong mỗi câu dưới đây : a) Tôi đang học bài thì Nam đến.
 b) Cả nhà rất yêu quý tôi.
 c) Tôi tôi vôi.
 d) Người được nhà trường biểu dương là tôi.
e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
g) Anh chị tôi đều học giỏi.
Bài 3 : Gạch chân những đại từ được dùng trong các câu ca dao, câu thơ sau :
a) Mình về có nhớ ta chăng Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.
b) Ta về ta tắm ao ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn Ca dao
c) Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Nga

Nguồn tin: Trường Tiểu học Tùng Ảnh

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn